TỪ HÌNH TƯỢNG SÔNG HẸP NƯỚC CHẢY XIẾT ĐỂ XEM LÒNG MẠCH CHẬT HẸP GÂY BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Nguồn: 曾培杰. 任之堂医经心悟记:医门话头参究. 中国中医药出版社.

<Kim quỹ yếu lược> viết: “Ngũ tạng nguyên khí thông sướng, nhân tức an hòa.” [五脏元真通畅,人即安和]。(1)

Đường Dung Xuyên nói: “Nhất thiết bất trị chi chứng, tổng do bất thiện khứ ứ chi cố.” [一切不治之症,总由不善去瘀之故]。(2)

Trong tự nhiên, nơi nào lòng sông hẹp thì nước chảy xiết, áp lực nước lớn. Trong cơ thể người, huyết mạch bị tắc nghẽn, lòng mạch hẹp thì khí huyết sẽ đi gấp, áp lực đè lên tạng tâm trở nên lớn hơn, tính tình nóng nảy hơn. Khai thông nơi tắc nghẽn, không chỉ làm cho áp lực máu giảm xuống, mà còn khiến tinh thần con người thoải mái, ngủ cũng yên giấc.

Tăng huyết áp là bệnh của thời đại, ngày càng có xu hướng tăng cao, phương pháp điều trị thường thấy vẫn là hạ áp.

Thầy tôi nói, khi điều trị tăng huyết áp không cần nhất thiết phải hạ áp, mà phải tìm được nguồn gốc của áp lực, đây mới là phương pháp điều trị tốt.

Ví như, lòng sông hẹp nước chảy xiết, chúng ta chỉ cần khai thông lòng sông, nước sẽ chảy nhẹ nhàng êm ái. Cơ thể con người cũng vậy một khi lòng mạch hẹp, khí sẽ đi gấp, tính tình cũng trở nên nóng nảy, hay nôn nóng sốt ruột, vì để cung cấp đầy đủ khí huyết cho tạng phủ, cơ thể nhất thiết phải gia tăng áp lực. Nếu coi hiện tượng tăng áp này như bệnh mà đánh, thì người bệnh sẽ rất mệt mỏi, khó chịu.

Còn nếu chúng ta thông qua việc lưu thông huyết mạch, loại bỏ cù cặn trong mạch máu, để cho nơi bị bít tắc được thông suốt, thì áp lực tự nhiên sẽ hạ. Như vậy không cần dùng thuốc trọng trấn giáng áp, cũng đạt được kết quả hạ áp tương tự. Huyết áp của bệnh nhân được hạ, cơ thể càng thoải mái hơn.

Có một bệnh nhân là người ở Thập Yến, nam, 52 tuổi, bị tăng huyết áp, huyết áp cao nhất là 170mmHg, huyết áp dễ chịu là 120mmHg, xét nghiệm thấy mỡ máu tăng cao, ông ấy hỏi thầy tôi: “Thuốc trung y có tác dụng hạ áp không bác sĩ?”.

Thầy tôi trả lời: “Trung y có thể điều trị bệnh, tăng huyết áp cũng là một bệnh”.

Ông ấy lại hỏi: “Vậy bệnh tăng huyết áp của tôi là do đâu vậy?”.

Thầy tôi trả lời: “Mỡ máu của ông tăng cao là do tiệc tùng quá nhiều, thành mạch máu tích tụ đầy chất cặn bã. Mạch tượng của ông thô trọc, bộ quan hai bên huyền cứng, tinh thần không thoải mái, cơ thể không thể thả lỏng. Thử tượng tượng xem nếu thành sông đóng đầy rác thải, lại muốn duy trì nước chảy trôi chảy, thì áp lực nước phải gia tăng, vì lòng sông đã bị hẹp dần”.

Cũng giống như lòng sông Hoàng Hà nhỏ hẹp ắt nước phải chảy xiết, nơi lòng sông bị nâng cao ắt có bùn lầy chất đống dưới đáy, đối với con người mà nói, làm trôi chảy mạch lạc khai thông nơi bị tắc nghẽn chính là phương pháp điều trị tam cao (huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao).

Sau đó thầy tôi chỉ kê cho ông ấy 3 vị thuốc sau:

Đan sâm 30g, Xuyên phá thạch 100g, Râu bắp 30g. 5 thang

Ông lão tỏ vẻ nghi hoặc hỏi thầy tôi: “Chỉ dựa vào 3 thuốc này, có đủ để làm hạ huyết áp của tôi không?”

Thầy tôi nói: “Chữa bệnh bằng trung y, không phải có triệu chứng gì chỉ trị triệu chứng đó, cũng không phải thấy tăng áp liền hạ áp, làm cho huyết mạch của ông lưu thông thì huyết áp cũng tự hạ. Cũng giống như dọn sạch số rác thải gây hẹp lòng sông vậy, khi sông thông suốt, nước từ chảy gấp thành chảy êm dịu lại; đem chất cặn bã tích tụ trên thành mạch tiêu trừ, lòng mạch sẽ sạch sẽ rộng rãi, huyết áp sẽ tự hạ. Ông không ngại thì thử xem hiệu quả thế nào?

Ông lão thấy thuốc cũng không đắt, liền mua 5 thang về uống. 1 tuần sau, ông quay lại cười và nói: “Thưa bác sĩ, trước đây huyết áp cao nhất của tôi là 170mmHg, huyết áp dễ chịu là 120mmHg, mãi không hạ xuống được. Sau khi uống xong thuốc, hiện tại huyết áp cao nhất là 130mmHg, huyết áp dễ chịu là 105mmHg, cơ thể thoải mái hơn trước rất nhiều”.

Sau đó, thầy tôi lại dựa vào bài thuốc cơ bản đó gia thêm Thuận khí thang của Nhậm Chi Đường (gồm 5 thuốc: chỉ xác, cát cánh, mộc hương, hương phụ, uất kim).

Thầy tôi bảo mọi người về nghiên cứu xem, tại sao huyết áp lại tăng cao? Không phải cứ thấy tăng áp thì hạ áp, tăng huyết áp vừa có thể thực chứng đàm trọc ứ trệ, vừa có thể hư chứng can thận khuy hao. Suy nghĩ xem tại sao chúng ta lại dùng xuyên phá thạch, gia đan sâm phối với râu bắp thì tác dụng hạ áp rất rõ ràng, phương pháp này thích hợp với loại tăng huyết áp nào?

Mọi người về xem lại sách thì thấy rằng bài thuốc thầy tôi dùng đều là các vị thuốc có sẵn trong dân gian, nhưng nếu không hiểu rõ công dụng của các vị thuốc này thì không thể phát huy tối đa công dụng, nếu không hiểu rõ mạch tượng thì sử dụng các vị thuốc này cũng như không.

Ví như đan sâm, xuyên phá thạch, râu bắp, đối với nguyên nhân can kinh uất trệ, kinh mạch không thông gây ra tăng huyết áp, có thể đả thông can kinh, lưu thông huyết mạch, áp lực sẽ tự nhiên giảm xuống.

Vì vậy cần phải biện chứng mạch tượng, điểm này rất quan trọng, cũng giống như ngắm đúng hồng tâm, chỉ cần bạn ngắm chuẩn, dùng thuốc cũng giống như kéo cò súng vậy. Như vậy thuốc và bệnh chứng phù hợp với nhau thì hiệu quả điều trị rõ rệt.

Gợi ý tham khảo:

  1. Miệng vòi nước bị bịt kín, thì áp lực trong ống nước sẽ tăng cao. Trong cơ thể con người huyết mạch bị tắc nghẽn, thì áp lực đè lên tạng tâm sẽ gia tăng.
  2. Làm thông nơi tắc nghẽn, không chỉ có thể làm giảm áp lực tạng tâm mà còn có thể đưa huyết áp về mức bình thường.
  3. Phải chú ý tránh ăn uống quá no, hạn chế tiệc tùng xã giao, giảm ăn thức ăn béo ngọt thì huyết mạch sẽ càng thông suốt.

Chú giải:

(1)Nguyên khí của ngũ tạng thông sướng, cơ thể lập tức an hòa

(2) Tất cả chứng bệnh điều trị không khỏi, đều là do không làm thông nơi bị tắc nghẽn

Người dịch: Lê Minh

Hiệu đính: Phạm Đức

Đặc điểm dùng thuốc bệnh liên quan đến Thận

Xưa có câu nói “Can vô hư chứng, Thận vô thực chứng”, nghĩa là nhắc đến tạng Thận chứng hư là nhiều, không có thực chứng; tạng Can phần nhiều là chứng thực, không có hư chứng. Câu nói này tuy không phải hoàn toàn chính xác, nhưng chỉ ra một thực tế chính xác : “tạng Thận đa phần là hư chứng”!

Để thông qua tạng Thận để học về Trung Dược, chúng ta phải tìm hiểu về tạng Thận trước. Thận là gốc của tiên thiên, chủ cốt, tàng tủy, tàng tinh; Thận chủ thủy, là tạng thủy; trong Thận tàng Thận hỏa, có thể ôn hóa hàn tủy, như thế thủy không trở nên lạnh…

Thông qua bệnh tạng Thận để học về trung dược, có thể từ 3 phương diện sau để bắt đầu, đó là Thận âm, Thận dương, Thận tinh. Như thế lại càng rõ ràng hơn! Continue reading

Đặc điểm dùng thuốc bệnh lý liên quan đến tạng Can

Nguồn: 余浩. 医间道. 北京. 中国中医药出版社,2011:33 – 34. 

Để nghiên cứu về dùng thuốc cho các bệnh liên quan đến tạng Can, chúng ta phải xem lại chức năng tạng Can trước.

Can thuộc mộc, chủ sơ tiết, chủ tàng huyết, Can tàng hồn, là tạng chủ về cân nhắc mưu lược, khai khiếu ở mắt, Can chủ cân, nhuận ra ở móng, về tình chí là giận dữ, về âm thanh là tiếng hét tiếng động lớn, về dịch là nước mắt. Đó là những điều cơ bản và cũng không có gì để tranh luận cả, từ những thứ này để bắt đầu chắc chắn không sai, chắc chắn không có tình trạng mỗi người một ý, ai cũng cho mình là đúng. Continue reading

TỪ TRỒNG TRỌT ĐỂ XEM LẠI CÁCH CHỮA BỆNH CAN

Nguồn: 曾培杰,陈创涛. 任之堂医经心悟记. 北京,中国中医药出版社,2014:63-65.

Hoàng Đế Nội kinh viết: “Mộc uất đạt chi[木郁达之][1]”.

Tứ thánh tâm nguyên viết: “Mộc sinh vu thủy, thủy noãn mộc vinh, sinh phát nhi bất uất tắc[木生于水,水暖木荣,生发而不郁塞][2]

Mộc sinh ở thủy mà thành nhờ thổ, thích điều đạt mà ghét uất ức. Điều trị bệnh của Can Mộc, cần phải học cách trồng cây làm ruộng. Nông dân trồng cây làm ruộng đòi hỏi phải làm tơi đất bón phân tưới nước, cho đến nhổ cỏ dại. Thầy thuốc điều can, kiện vận Tỳ Vị cũng chính là làm tơi đất, tư dưỡng Can Thận chính là tưới nước bón phân, sơ Can lợi Đởm chính là hỗ trợ hoa màu sinh trưởng, trừ diệt cỏ dại. Continue reading

TỪ ÁNH NẮNG VÀ MÂY ĐEN NGỘ THÔNG VỀ PHÉP GIÁNG

Nguồn: 曾培杰,陈创涛. 任之堂医经心悟记. 北京,中国中医药出版社,2014:153 – 155.

Trong sách Y thuật có viết: “Người dựa vào Vị khí để sống, thuốc dựa vào Vị khí để vận chuyển”.

Cổ nhân nói: “Vị lấy giáng làm hòa”.

Túc Dương Minh Vị là kinh đa khí đa huyết, Vị Tràng dựa vào thông giáng làm bổ. Trên là dương, dưới là âm, Dương Minh Vị kinh một khi thông giáng, âm dương trên dưới tự nhiên mà đối lưu. Continue reading

KINH MẠCH VÀ TẠNG PHỦ

Nguồn: 曾培杰,陈创涛. 任之堂医经心悟记. 北京,中国中医药出版社,2014:126 – 127.

Hoàng Đế Nội Kinh có viết: “Kinh mạch giả, sở dĩ có thể quyết sinh tử, xử lý trăm bệnh, điều hòa hư thực, không thể không thông[经脉者,所以能决死生,处百病,调虚实,不可不通]”.

Lại viết: “Mạch Túc thiếu dương đởm, đi qua ngực, qua sườn.[胆足少阳之脉…循胸,过季肋]”

Có một ông lão, 76 tuổi, ngực sườn bên phải đau âm ỉ tái phát nhiều lần đã nhiều năm nay, vài ngày gần đây nặng thêm.

Thầy tôi nói, đó là nơi kinh Đởm đi qua, mạch Quan bên trái huyền khẩn, có phải có sỏi túi mật hoặc viêm túi mật không?

Ông lão gật đầu, nói đúng vậy.

Thầy tôi nói, giờ là mùa thu, khí hướng xuống dưới mà thu về, bệnh nhân vốn thể trạng đàm trọc, các đường ống dễ bị tắc nghẹn, không thông thì đau. Bệnh nhân này kinh mạch trên cơ thể giống như đường cao tốc vậy, duy trì trạng thái vô cùng thông suốt, chỉ cần có chút tắc lại, người sẽ khó chịu. Continue reading

Kinh nghiệm điều trị THA của Triệu Thiệu Cầm

Nguồn: 李刘坤编著.赵绍琴医案实录.人民军医出版社.北京,2015:39 – 41.

1. Bệnh án 1

Bệnh nhân nữ họ Trương, 56 tuổi.

Khám lần 1: 11 – 3 – 1981. Có THA đã nhiều năm, mỗi ngày đều uống thuốc Tây để hạ áp, huyết áp cao thấp không ổn định, thường xuyên đầu nặng như trì, thậm chí đau căng, ngực bụng trướng tức, đại tiện nát không dễ chịu, mạch nhu hoạt mà sác, chất lưỡi đỏ mà bệu to, rêu lưỡi trắng nhớt mà dầy.

Trị pháp: dùng mùi hương để hóa thấp tà, khổ hàn để táo trung tiêu, tán khí để giảm đầy tức.

Phương: Bội Lan[1] (cho sau) 10g, Hoắc Hương (cho sau) 10g, Bạc Hà (cho sau) 3g, Thảo Đậu Khấu 3g, Bán Hạ 10g, Trần Bì 6g, Mộc Hương 6g, Đại Phúc Bì 10g, phiến Khương Hoàng 6g. Tất cả 6 thang, mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, mỗi ngày chia 2 lần sáng tối, uống lúc đói. Continue reading

Trung y học dân gian điều trị viêm tuyến vú cấp

 

Nguồn: 中医书友会 – Tác giả:郭永来 (Quách Vĩnh Lai), Biên cảo:王超 (Vương Siêu)

  1. Phạm vi ứng dụng

Viêm tuyến vú cấp chưa thành hóa mủ

  1. Dụng cụ

Kim tam lăng, bông sạch, dịch sát trùng… Continue reading

Dương hóa khí thì âm dịch phân bố đều bốn phía

Nguồn: 曾培杰,陈创涛. 任之堂医经心悟记:医学话头参究. 北京. 中国中医药出版社,2014, 4 – 6. [1]

Hoàng Đế Nội Kinh có viết: “膀胱者,州都之官,津液藏焉,气化则能出矣[2]

Có một bệnh nhân, nữ, 42 tuổi, buổi đêm đi tiểu nhiều, mạch Xích hai bên nhược.

Cô ấy hỏi thầy giáo, tại sao miệng tôi khô, tiểu nhiều?

Thầy giáo nói, trường hợp của cô nước vào qua đường ăn uống, không đi theo quá trình khí hóa trọn vẹn, trực tiếp đi xuống Hạ Tiêu mà bài tiết ra. Continue reading

TỪ “KHÍ CỦA ĐẤT BỐC HƠI THÀNH MÂY” ĐỂ HIỂU ÂM THEO DƯƠNG ĐỂ THĂNG

Nguồn: 曾培杰,陈创涛编著. 任之堂跟诊日记4. 北京:人民军医出版社,2014: 5- 9.

1. Khí trên mặt đất là mây

Thầy tôi kể cả khi đi tham dự các hội nghị Y học, lúc nào cũng mang theo bên mình quyển “Trung y kinh điển yếu văn tiện độc[1], ngồi trên tầu bất kỳ lúc nào giở ra đọc, xem vài đoạn rồi cuộn lại trầm tư, giống như lúc Khổng Tử nghiên cứu “Dịch Kinh”, mang theo cuốn “Dịch Kinh”, “cư tắc tại tịch, hành tắc tại nang”[2], thật đúng là đi đứng nằm ngồi đều không rời khỏi y học!

2016-03-27 094146.jpg

Thầy tôi nói, kinh văn trong “Hoàng đế nội kinh” là hợp với đạo của trời, thứ “đạo” này không phải dựa vào thuộc lòng, mà dựa vào sự thấu hiểu. Thuộc lòng là bước đầu tiên của học y, giống như là thu hoạch thóc lúa tiểu mạch về nhà, còn thấu hiểu thì giống như đem thóc gạo nấu thành cơm hoặc mì có thể giúp cho con người ăn được vậy. Y học là môn học để mà dùng, tập thói quen thuộc lòng lại càng dễ cho thấu hiểu. Continue reading